Sự khởi đầu của 10 năm hợp tác với một trường đại học tại Việt Nam

Sau quá trình lựa chọn kỹ lưỡng, KU Leuven và Trường Đại học Quy Nhơn (ĐHQN) của Việt Nam đã được chọn để thực hiện một chương trình hợp tác kéo dài 10 năm. ĐHQN là một trong năm đối tác IUC được lựa chọn để bắt đầu chương trình IUC năm 2022. KU Leuven và ĐHQN đã và đang làm việc cùng nhau, nhưng với chương trình này này, họ sẽ có cơ hội củng cố về cấu trúc của ĐHQN trong nghiên cứu, tổ chức và đào tạo.

Chương trình IUC: một cách tiếp cận toàn diện với một mục tiêu chung

Những thách thức của địa phương trong môi trường của ĐHQN, một cơ sở giáo dục nằm bên bờ biển miền Trung Việt Nam, là yếu tố chính trong chương trình này. Giám đốc dự án, bà Elise Konings, cho biết: “Vai trò của KU Leuven là giúp ĐHQN giải quyết những thách thức địa phương này. ĐHQN đã đề xuất bảy “lĩnh vực tác động”. Bà Elise Konings cho biết thêm: “Không giống như các dự án hợp tác trước đây, dự án này không chỉ tập trung vào đào tạo mà còn là nghiên cứu và tổ chức,” . Theo phó giáo sư Vũ Thị Ngân, chủ nhiệm chương trình phía ĐHQN, các lĩnh vực mà họ tác động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: “Nếu chúng tôi nâng cao nghiên cứu của trường thì đào tạo cũng sẽ được đẩy mạnh”.

Nhóm dự án hiện đang làm việc về tổ chức và lập kế hoạch các hoạt động. Hai trường đại học khác và một trường cao đẳng ở vùng Flanders của Vương quốc Bỉ cũng sẽ tham gia cùng trong chương trình này. “Các dự án có thể có nhiều hình thức khác nhau,” giáo sư Kristiaan Temst, chủ nhiệm chương trình phía KU Leuven cho biết. “Ví dụ, tôi nghĩ về các dự án giáo dục chung, nơi các giảng viên từ Việt Nam đến thăm trường đại học của chúng tôi và ngược lại. Mục tiêu cuối cùng là gắn kết mọi người , và tạo cho họ thời gian và không gian để tương tác với nhau”. Chủ nhiệm chương trình cho biết: “Trước đại dịch Corona, cuộc khủng hoảng Corona hiện tại cũng mang lại một số cơ hội trong bối cảnh này:“ Trước đại dịch Corona, trọng tâm luôn là các cuộc họp trực tiếp, nhưng bây giờ chúng tôi biết rằng chúng tôi cũng có thể làm việc trực tuyến cùng nhau một cách có ý nghĩa”.

Với giáo dục kỹ thuật số – một trong những “lĩnh vực tác động”, ĐHQN tập trung phát triển giáo dục định hướng tương lai. “Ngay cả trước đại dịch Corona, chúng tôi đã muốn xây dựngvề tài nguyên kỹ thuật số và giáo dục trực tuyến, nhưng với tình hình hiện tại, việc này đã trở thành một ưu tiên thực sự, và chúng tôi phải giải quyết gấp”, PGS. Vũ Thị Ngân nói. Trong đại dịch, ĐHQN đã không thể cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến, điều đó có nghĩa là họ đã phải tạm dừng các hoạt động đào tạo của mình trong một thời gian. Bởi vì các cơ sở giáo dục vùng Flanders (Vương quốc Bỉ) đã chuyển đổi hoàn toàn sang đào tạo trực tuyến trong thời gian dịch bệnh, một trường đại học như KU Leuven là một đối tác tuyệt vời để giúp Trường Đại Học Quy Nhơn trong quá trình này. Giáo sư Temst nói: “Trong thời gian đóng cửa vào tháng 3, chúng tôi đã phải thay đổi mạnh mẽ cách thức giảng dạy của mình tại KU Leuven. “Chúng tôi đã học được rất nhiều điều từ quá trình này và điều này chắc chắn có tác động đến các kế hoạch cho phần này của Chương trình.”

Con đường dẫn đến quan hệ đối tác bền vững

Giám đốc điều hành dự án Elise Konings từ Văn phòng Hợp tác Quốc tế của Đại học KU Leuven đã có ý tưởng tham gia tuyển chọn Chương trình IUC. Bà đã có mặt tại Việt Nam vào năm 2018 cho dự án MOMA Erasmus + mà ĐHQN là một đối tác. “Elise đã nói với chúng tôi về IUC và mặc dù chương trình chưa được gọi vào lúc đó, chúng tôi đã bắt đầu chuẩn bị đề xuất dự án của mình ngay lập tức,” PGS. Vũ Thị Ngân nói. Đến nay, KU Leuven và ĐHQN đã cùng nhau thực hiện một số dự án hợp tác thành công và đã phát triển mối quan hệ bền chặt. Elise Konings cho biết: “Đây là ví dụ hoàn hảo về một dự án IUC: nó bắt đầu với các dự án nhỏ hơn ở cấp khoa và đã phát triển thành mối quan hệ đối tác vượt ra ngoài cấp khoa”.

Đối với giáo sư Temst, dự án này đã đến vào một thời điểm hoàn hảo. Nhiệm kỳ Trưởng Khoa của Khoa Vật lý và Thiên văn của ông vừa kết thúc và ông đã sẵn sàng cho một thử thách mới. “Tôi muốn làm về điều phối cho các  dự án phát triển, vì vậy khi Elise nói với tôi về dự án IUC, tôi tin rằng tôi muốn trở thành một phần của nó,” giáo sư Temst nói. Chủ nhiệm chương trình ngay lập tức cảm thấy tự tin về mối quan hệ đối tác: “Các dự án hợp tác trước đây đã chứng minh rằng ĐHQN có tiềm năng và động lực để phát triển và tiếp tục phát triển.” Theo bà Elise Konings, ĐHQN là đối tác lý tưởng cho một Chương trình IUC: “Trường nằm ở một tỉnh thiên về nông nghiệp và kém phát triển về kinh tế. Nó thực sự cần sự hỗ trợ tài chính mà dự án này sẽ nhận được từ chính phủ liên bang để giải quyết những thách thức và vấn đề địa phương”.

Giáo sư Temst với một số thành viên của nhóm QNU tại Việt Nam

Nhóm dự án đã dành hai năm cho quá trình tuyển chọn. Hơn 60 đối tác tiềm năng đã gửi hồ sơ đề xuất, nhưng chỉ có năm cặp trường đại học ở Flanders và phía Nam cuối cùng được lựa chọn. Elise Konings nói: “Thật nhẹ nhõm cho tất cả chúng tôi khi biết rằng dự án của chúng tôi được chọn. Tuy nhiên, thật không may, nhóm dự án đã không thể ăn mừng cùng nhau do đại dịch Corona. “Ngay khi có thể trở lại, tất cả chúng tôi sẽ tổ chức một bữa tiệc ở bãi biển,” PGS. Vũ Thị Ngân kết luận. Trong mọi trường hợp, nhóm đều hào hứng bắt tay vào thực hiện dự án và chứng kiến sự  phát triển của nó trong tương lai.

Bản tin của Đại học KU Leuven (Vương quốc Bỉ) ngày 29/03/2021

 

Để lại Bình Luận