THUÊ CHUYÊN GIA: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CHO VIỆC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CÙNG THAM GIA (PGS) VÀ MÔ HÌNH KINH DOANH BAO TRÙM ÁP DỤNG CHO CHUỖI CUNG ỨNG THANH LONG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

  1. GIỚI THIỆU

Chương trình “Hợp tác thể chế đại học với Trường Đại học Quy Nhơn” (IUC-QNU) giai đoạn 1 được tài trợ bởi tổ chức VLIR-UOS (Vương quốc Bỉ) với thời gian 5 năm, bắt đầu từ tháng 9 năm 2022. Mục tiêu chung của dự án là cải thiện bền vững sinh kế cùng điều kiện sống của người dân vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên ở Việt Nam thông qua nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp, khoa học môi trường và năng lượng tái tạo của Trường Đại học Quy Nhơn. Chương trình IUC-QNU có sự tham gia của bốn trường đại học ở Bỉ là Đại học Leuven, Đại học Hasselt, Đại học Ghent và Đại học Antwerp, cùng với hai trường cao đẳng gồm HOGent và VIVES. Trong số bảy dự án thuộc giai đoạn 1, Dự án 5 tập trung vào việc nâng cao lợi ích cho nông dân bằng cách nghiên cứu các phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng thanh long.

Sản lượng trái cây tại Việt Nam đã tăng trưởng đều đặn cùng với việc mở rộng vùng trồng qua các năm, tuy nhiên, hiệu quả của chuỗi cung ứng trái cây vẫn chưa đạt mức tối ưu. Do thiếu thông tin thị trường và chiến lược kinh doanh hiệu quả, nông dân thường bị ép giá bởi các thương nhân. Theo tập quán thương mại, sản phẩm của họ phải qua nhiều khâu trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng. Điều này làm giảm đáng kể khả năng truy xuất và ổn định về chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nông dân. Giống như hầu hết các loại trái cây của Việt Nam, vấn đề chính trong chuỗi cung ứng thanh long là sự mất cân bằng thường xuyên giữa cung và cầu, dẫn đến sản xuất không bền vững và sự bất ổn về thu nhập của nông dân địa phương. Ngoài ra, nông dân- mắc xích đầu tiên trong chuỗi cung ứng còn thiếu kiến thức về kiểm soát chất lượng cũng như trách nhiệm đối với sản phẩm của mình. Để giải quyết những thách thức này, Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (Participatory Guarantee System – PGS) và Mô hình Kinh doanh bao trùm được đề xuất triển khai tại tỉnh Bình Thuận như các công cụ tiềm năng để quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng thanh long và cải thiện sinh kế cho nông dân địa phương. Chúng tôi đang tìm kiếm một nhóm chuyên gia gồm ít nhất hai thành viên để thực hiện hai gói công việc sau:

Gói công việc 1: Triển khai thí điểm PGS cho thanh long tại tỉnh Bình Thuận. Đây là một hệ thống quản lý chất lượng nhằm tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong việc quản lý và giám sát chất lượng thanh long tại tỉnh, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, đồng thời tiếp cận bền vững với thị trường trong nước và quốc tế. Thí điểm này còn thúc đẩy khả năng tự chủ của những hợp tác xã thanh long trong việc vận hành hệ thống quản lý chất lượng mà không phụ thuộc nhiều vào các chủ thể bên ngoài. Để triển khai thí điểm, nhóm chuyên gia và nhóm dự án sẽ cùng nhau thảo luận và lựa chọn các hợp tác xã phù hợp, đồng thời tổ chức các hội thảo nhằm giới thiệu và làm rõ vai trò của mỗi bên tham gia. Ngoài ra, nhóm chuyên gia sẽ thực hiện việc đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ cần thiết cho các hợp tác xã tham gia.

Gói công việc 2: Ngoài việc triển khai PGS đối với chuỗi cung ứng thanh long đã được thiết lập trong gói công việc 1, dự án còn thúc đẩy hợp tác kinh doanh toàn diện. Nhóm chuyên gia sẽ thực hiện việc đào tạo nhóm dự án về các công cụ LINK, đồng thời bằng các công cụ này nhóm chuyên gia sẽ đánh giá năng lực sản xuất và kinh doanh của các hợp tác xã để xác định những thách thức trong quản lý, tổ chức và tiếp cận kinh doanh, từ đó phát triển những mô hình kinh doanh phù hợp; khuyến khích sự tương tác giữa những hợp tác xã và các bên liên quan như người mua hàng, nhà cung cấp tài chính, nhà quản lý và hoạch định chính sách nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng cơ hội trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ KIẾN

2.1. Triển khai thí điểm PGS

  • Tổ chức các buổi tập huấn về PGS cho các thành viên của Dự án 5 (ít nhất 9 giảng viên của Trường Đại học Quy Nhơn).
  • Đánh giá và lựa chọn địa điểm, xác định mục tiêu sản xuất và thị trường tiềm năng.
  • Tổ chức một hội thảo với sự tham gia của các đối tác địa phương (doanh nghiệp, chính quyền địa phương) và hợp tác xã để giới thiệu về PGS.
  • Thiết lập cơ cấu tổ chức của PGS cùng với các chức năng và trách nhiệm của các thành phần thuộc tổ chức này.
  • Cung cấp các chương trình đào tạo về PGS cho hợp tác xã và những bên liên quan.
  • Triển khai hoạt động đào tạo và hướng dẫn về kỹ năng kiểm tra, giám sát cho những thành viên hợp tác xã được lựa chọn và thành viên của Dự án 5.
  • Đào tạo về các tiêu chuẩn áp dụng và kỹ thuật liên quan cho những thành viên hợp tác xã, đồng thời ghi lại việc áp dụng PGS.
  • Xây dựng hồ sơ năng lực cho các hợp tác xã.

2.2. Triển khai mô hình Kinh doanh bao trùm

  • Tổ chức các buổi đào tạo về công cụ LINK cho thành viên của Dự án 5.
  • Tổ chức một hội thảo giới thiệu công cụ LINK đến những đối tác địa phương (doanh nghiệp, chính quyền địa phương) và hợp tác xã đã tham gia các hoạt động trong Gói công việc 1.
  • Xây dựng hồ sơ năng lực cho các hợp tác xã.
  1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.1. Từ hoạt động triển khai thí điểm PGS

  1. Trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng áp dụng quy trình chứng nhận hiện tại đối với các sản phẩm trái cây, cùng với việc hiểu rõ những khác biệt so với PGS cho ít nhất 9 giảng viên. Tài liệu tập huấn được chuyển giao cho Trường Đại học Quy Nhơn để tiếp tục đào tạo. Thời hạn hoàn thành: Trước 30 tháng 6 năm 2024.
  2. Một báo cáo hội thảo đầy đủ cùng với tất cả các tài liệu tập huấn và tài liệu tổng quan của ít nhất 35 thành phần tiềm năng thuộc các bên liên quan. Những thành phần này được trang bị đầy đủ kiến thức về PGS và có khả năng hỗ trợ thực hiện thí điểm, bao gồm Trung tâm Dịch vụ Tỉnh, Trung tâm Dịch vụ tại một huyện được chọn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh, Cục Bảo vệ Thực vật, Cục Quản lý Chất lượng, Văn phòng Nông nghiệp huyện, các hợp tác xã, lãnh đạo xã và doanh nghiệp. Trên cơ sở báo cáo hội thảo, chọn được địa điểm triển khai thí điểm PGS cho thanh long, trong đó có ít nhất 20 hộ nông dân tiềm năng và 10 thành phần liên quan được đề xuất. Thời hạn hoàn thành: Trước 31 tháng 7 năm 2024.
  3. Hoàn thiện một sổ tay hướng dẫn, bao gồm điều lệ PGS cho tất cả các bên liên quan; danh sách các loại thuốc bảo vệ thực vật áp dụng cho thanh long; kế hoạch tổng thể cho tiêu chuẩn/quy định đào tạo và kỹ năng kiểm tra cho cả nông dân và lãnh đạo nhóm. Sổ tay hướng dẫn này cần được các cơ quan địa phương phê duyệt. Trên cơ sở đó, thành lập một ban kiểm tra và giám sát kỹ năng áp dụng cho thanh long với kế hoạch được xác định rõ ràng. Tất cả các hộ được kiểm tra sẽ giữ những ghi chép tại chỗ. Sau đó, các báo cáo kiểm tra và kế hoạch khắc phục được hoàn thiện. Thời hạn hoàn thành: Trước 31 tháng 8 năm 2024.
  4. Ít nhất 20 nông dân có thể áp dụng các quy tắc của PGS và biết cách thức ghi chép nhật ký trong sản xuất thanh long. Mỗi nông dân có một nhật ký sản xuất thanh long của mình. Một báo cáo đầy đủ về việc áp dụng các quy tắc của PGS của các nông dân trong sản xuất thanh long được biên soạn. Thời hạn hoàn thành: Trước 31 tháng 10 năm 2024.
  5. Hồ sơ năng lực được cập nhật với thông tin đầy đủ và thiết kế đẹp mắt, bao gồm điều lệ PGS cho mỗi bên liên quan, danh sách các loại thuốc bảo vệ thực vật và các thủ tục giám sát trong sản xuất thanh long. Thời hạn hoàn thành: Trước 31 tháng 10 năm 2024.

3.2. Từ hoạt động triển khai mô hình Kinh doanh bao trùm

  1. Ít nhất 9 giảng viên biết cách sử dụng các công cụ LINK để đánh giá hiệu quả hoạt động của nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Tài liệu tập huấn được chuyển giao cho Đại học Quy Nhơn để tiếp tục đào tạo. Thời hạn hoàn thành: Trước 31 tháng 10 năm 2024.
  2. Ít nhất 20 nông dân và 10 bên liên quan tiềm năng hiểu được khái niệm mô hình kinh doanh bao trùm, ý nghĩa của các công cụ LINK trong mô hình; thực hành sử dụng các công cụ LINK để đánh giá và thiết kế các mô hình kinh doanh mới hoặc đề xuất giải pháp cho các mô hình kinh doanh hiện có. Một báo cáo đầy đủ về việc áp dụng mô hình kinh doanh bao trùm của 20 nông dân được biên soạn. Thời hạn hoàn thành: Trước 30 tháng 11 năm 2024.
  3. Xây dựng một hồ sơ năng lực toàn diện với thiết kế đẹp mắt và những thông tin cập nhật về lịch sử hình thành, năng lực nhân sự, quy mô sản xuất và chế biến, sản lượng dự kiến, các thủ tục giám sát, quá trình áp dụng kỹ thuật, khả năng nhận diện thương hiệu và nhãn mác trên thị trường cùng với những hình ảnh minh họa. Thời hạn hoàn thành: Trước 15 tháng 12 năm 2024.

Để đạt được các kết quả nêu trên, các chuyên gia sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Phối hợp với Đơn vị Hỗ trợ Chương trình (Program Support Unit – PSU) của chương trình IUC-QNU giai đoạn 1 và trưởng nhóm Dự án 5 để xác định rõ ràng các hoạt động cần được triển khai.
  • Tài liệu hóa bằng tiếng Việt toàn bộ quá trình đào tạo (sản phẩm của các bài tập nhóm/cá nhân, các kế hoạch được phát triển trong quá trình đào tạo, hình ảnh hoạt động lớp học, tài liệu đào tạo cho các thành viên của Dự án 5).
  • Thực hiện báo cáo bằng tiếng Anh sau khi hoàn thành các hoạt động thuộc hai gói công việc đã triển khai và một báo cáo tổng kết sau khi hoàn thành hai gói công việc.
  1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
  • Dịch vụ này sẽ được triển khai từ ngày 01 tháng 6 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
  • Địa điểm đào tạo: Trường Đại học Quy Nhơn và tỉnh Bình Thuận.
  1. TIÊU CHÍ CỦA NGƯỜI ĐÀO TẠO
  • Có chuyên môn trong lĩnh vực marketing, kinh tế, kinh tế nông nghiệp hoặc các lĩnh vực liên quan.
  • Có kinh nghiệm triển khai PGS tại Việt Nam.
  • Có khả năng cung cấp các hóa đơn (hóa đơn đỏ) khi hoàn thành hợp đồng.
  1. NỘP HỒ SƠ ỨNG TUYỂN VÀ VIỆC THANH TOÁN
  • Các ứng viên quan tâm có thể nộp hồ sơ trước ngày 05/6/2024 bằng cách gửi thuyết minh chi tiết bao gồm mô tả các hoạt động cần triển khai cũng như thời gian thực hiện đến các địa chỉ thư điện tử dưới đây.
  • Có thể thanh toán trước 20% sau khi sản phẩm đầu tiên được bàn giao và phê duyệt. Theo yêu cầu của các chuyên gia, khoản thanh toán trung gian có thể được thực hiện dựa trên việc thực hiện các sản phẩm. Khoản thanh toán cuối cùng của 20% còn lại trên tổng số tiền sẽ được thực hiện sau khi sản phẩm cuối cùng được bàn giao và phê duyệt. Tất cả các khoản thanh toán đều được thực hiện dựa trên hóa đơn.
  1. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Liên quan đến các thủ tục hành chính, vui lòng liên hệ:

Phía Bỉ

Ông Piet Wostyn

Phòng Quốc tế KU Leuven – Giám đốc dự án KU Leuven

Naamsestraat 63

3000 Leuven

Email: Piet.Wostyn@kuleuven.be

Điện thoại: 0032 (0)16 32 43 21

 

Phía Việt Nam

Nguyễn Văn Thắng

Phòng Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Trường Đại học Quy Nhơn – Giám đốc điều hành chương trình IUC-QNU phía Việt Nam

170 đường An Dương Vương, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam

Email: nguyenvanthang@qnu.edu.vn

Di động: +84 (0)978910088

 

Liên quan đến công tác chuyên môn, vui lòng liên hệ:

Phía Bỉ:

Stijn Speelman

Đại học Ghent

Stijn.Speelman@ugent.be

Điện thoại: 003292649375

Phía Việt Nam:

Truong Thi Thanh Phuong

Trường Đại học Quy Nhơn

truongthithanhphuong@qnu.edu.vn

Di động: +84 (0)342690412

Để lại Bình Luận